Lịch sử Mossad

Mossad được thành lập tháng 12 năm 1949 với tên gọi "Viện Phối hợp Trung ương", theo đề nghị của Reuven Shiloah với Thủ tướng David Ben-Gurion. Shiloah muốn có một cơ quan trung ương nhằm phối hợp và cải thiện khả năng hợp tác giữa các cơ quan an ninh trước đó - Cục tình báo quân đội (AMAN), Sở An ninh Chung (GSS hay "Shin Bet") và "cục chính trị" của văn phòng ngoại giao. Tháng 3 năm 1951, cơ quan này được tái tổ chức và trở thành một phần trực thuộc văn phòng thủ tướng, báo cáo trực tiếp lên thủ tướng. Số lượng nhân viên hiện tại của Mossad được ước tính khoảng 1.200 người. Khẩu hiệu của Mossad be-'éyn tahbūlōt yīpōl `ām; ū-teshū`āh be-rōv yo'éts (tiếng Hebrew: באין תחבולות יפול עם, ותשועה ברוב יועץ‎, "14"Thiếu sự hướng dẫn một quốc gia sẽ sụp đổ, nhiều cố vấn sẽ giúp thắng lợi trở lên vững chắc hơn." - Proverbs XI, 14).[1]

Tổ chức

Từ các văn phòng của mình tại thành phố Tel Aviv Israel, Mossad điều hành một số lượng nhân viên khoảng 1200 người, dù ở thời điểm cuối thập kỷ 1980 con số này có thể lên tới.[2] Mossad là một cơ quan dân sự, và không sử dụng hệ thống cấp bậc quân sự, mặc dù đa số nhân viên của nó đã từng phục vụ trong Các lực lượng Quốc phòng Israel như một phần của hệ thống nghĩa vụ quân sự bắt buộc của Israel, và nhiều người trong số họ là các sĩ quan. Cơ quan này được cho là gồm tám bộ phận.

Bộ phận lớn nhất là Phòng thu thập, với trách nhiệm điều hành nhiều hoạt động gián điệp ở nước ngoài. Nhân viên Phòng thu thập hoạt động dưới nhiều vỏ bọc, gồm cả vỏ bọc ngoại giao và dân sự.[2] Các sĩ quan tình báo hiện trường của họ, được gọi là katsa, tương tự như case officers của CIA. Ba mươi tới bốn mươi người cùng hoạt động ở một thời điểm, chủ yếu tại châu Âu và Trung Đông.[3]Bản mẫu:Israelis

Phòng hành động chính trị và Phòng liên lạc chịu trách nhiệm làm việc với cả các cơ quan tình báo đồng minh nước ngoài, và cả với các quốc gia không có quan hệ ngoại giao chính thức với Israel.[2]

Trong số các phòng của Mossad có Nhóm các Hoạt động Đặc biệt hay '"Metsada" (xem Kidon), tham gia vào nhiều vụ ám sát, các chiến dịch bán quân sự, phá hoại, và chiến tranh tâm lý.[2]

Chiến tranh tâm lý cũng là nhiệm vụ của Lohamah Psichlogit Department, phòng này cũng tiến hành các hoạt động tuyên truyền và mị dân (deception).[2]

Ngoài ra, Mossad còn có một Phòng Nghiên cứu, với trách nhiệm đề xuất điệp vụ tình báo, và một Phòng Kỹ thuật chịu trách nhiệm phát triển các công cụ phục vụ cho các hoạt động của Mossad.[4]

Các chiến dịch nổi tiếng

Nhiều nỗ lực của Mossad phục vụ lợi ích an ninh của Israel khiến nó này nổi tiếng với tư cách một cơ quan tình báo có hiệu quả hoạt động đặc biệt cao. Nhiều tranh cãi còn tồn tại về những điệp vụ khi cơ quan này sử dụng cả chiến thuật bắt cócám sát.

Các chiến dịch thành công

Các chiến dịch được cho là do tổ chức này tiến hành nhưng không được xác nhận

  • Cái chết được cho là do bị ám sát của nhà khoa học Canada Gerald Bull, người phát triển loại siêu súng cho Iraq, năm 1990. Giả thuyết thường gặp nhất là Mossad chịu trách nhiệm về vụ này, và các đại diện của tổ chức này gần như đã tuyên bố chịu trách nhiệm vụ ám sát. Những người khác, gồm cả con trai của Bull, tin rằng Mossad đã tuyên bố chịu trách nhiệm một hành động họ không thực hiện để răn đe những người khác có thể tìm cách giúp đỡ các chế độ thù địch với Israel. Giả thuyết khác cho rằng Bull có thể bị CIA giết hại. Iraq và Iran cũng là những đối tượng tình nghi.[9]
  • Cơ quan tình báo tư nhân Stratfor, dựa trên "những nguồn tin thân cận với tình báo Israel", cho rằng Tiến sĩ Ardeshir Hosseinpour, một nhà khoa học tham gia vào Chương trình hạt nhân Iran, đã bị Mossad ám sát ngày 15 tháng 1 năm 2007.[10]
  • Một quan chức tình báo Mỹ tuyên bố trên tờ The Washington Post rằng Israel đã đạo diễn vụ đào tẩu của vị tướng người Iran Ali Reza Askari ngày 7 tháng 2 năm 2007.[11] Người phát ngôn của Israel Mark Regev đã bác bỏ điều này. Tờ The Sunday Times thông báo rằng Askari từng là một người cung cấp thông tin cho Mossad từ năm 2003, và đã đào tẩu khi sắp bị bại lộ.[12]

Các chiến dịch thất bại

  • Tháng 7 năm 1973, Ahmed Bouchiki, một bồi bàn vô tội người Maroc tại Lillehammer, Na Uy, đã bị giết hại khi đi cùng người vợ đang mang thai. Anh ta đã bị nhầm với Ali Hassan Salameh, một trong những lãnh đạo của nhóm Tháng 9 Đen, nhóm Palestine chịu trách nhiệm vụ Thảm sát Munich, người cũng đã được cấp phép tị nạn tại Na Uy. Các nhân viên mật vụ Mossad đã sử dụng Hộ chiếu Canada giả, việc này khiến chính phủ Canada phản ứng. Sáu nhân viên Mossad đã bị bắt giữ, và vụ việc được gọi là Vụ Lillehammer.
  • Năm 1997, hai nhân viên Mossad đã bị bắt giữ ở Jordan, nước đã ký một hiệp ước hòa bình với Israel, khi đang thực hiện điệp vụ ám sát Sheikh Khaled Mashal, một lãnh đạo Hamas, bằng cách tiêm thuốc độc vào ông ta trong một cuộc tuần hành ủng hộ Hamas tại Amman. Lần này họ cũng sử dụng hộ chiếu Canada giả. Vụ việc đã dẫn tới một cuộc tranh cãi ngoại giao giữa Canada và Jordan, và Israel buộc phải cung cấp thuốc giải độc và thả khoảng 70 tù nhân Palestine, đặc biệt có cả lãnh đạo Hamas Sheikh Ahmed Yassin, để đổi lấy các điệp viên Mossad, nếu không họ sẽ phải đối mặt với án tử hìnhmưu toan giết người. Tháng 3 năm 2004, 7 năm sau khi được trả tự do, Yassin đã bị giết hại trong một cuộc tấn công từ trực thăng Israel.

Các hoạt động gây tai tiếng cho Mossad

  • Tháng 7 năm 2004, New Zealand đã áp đặt trừng phạt ngoại giao với Israel sau một vụ bê bối, trong đó hai người Israel tại Australia, Uriel Kelman và Eli Cara,bị cho là làm việc cho Mossad Mossad (Israel bác bỏ điều này), xin hộ chiếu New Zealand giả bằng cách đóng giả một người tàn tật. Bộ trưởng ngoại giao Israel Silvan Shalom sau này đã xin lỗi New Zealand về hành động của họ. New Zealand đã hủy bỏ nhiều hộ chiếu khác được cho là đã bị cấp cho các nhân viên mật vụ Israel. Cả Kelman và Cara đều bị giam giữ 3 tháng trong án phạt 6 tháng đã được tuyên, và ngay khi được trả tự do, họ bị trục xuất về Israel. Hai người khác, gồm một người Israel, Ze'ev Barkan, và một người New Zealand, David Reznick, bị cho là người thứ ba và thứ tư tham gia vào vụ làm hộ chiếu giả này nhưng đã rời khỏi New Zealand trước khi bị truy tìm. Amir Lati, Thư ký thứ 2 tại Đại sứ quán Israel tại Canberra đã bị trục xuất khỏi Australia vào tháng 1 năm 2005 vì những lý do mà cho tới hiện tại Chính phủ Australia vẫn chưa tiết lộ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mossad http://archives.cbc.ca/IDD-1-74-626/people/gerald_... http://www.canadafreepress.com/2006/thomas092106.h... http://www.google.com/search?hl=en&q=mossad+motto+... http://select.nytimes.com/gst/abstract.html?res=FA... http://www.sptimes.com/2004/03/21/Worldandnation/T... http://www.stratfor.com/products/premium/read_arti... http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/artic... http://www.mossad.gov.il http://www.mossad.gov.il/Mohr/MohrTopNav/MohrEngli... http://www.john-f-kennedy.net/mossadandtheassassin...